Đền thờ ở Coimbatore, Ấn Độ

Đã một tuần từ ngày cuối mình ở Ấn Độ, giờ mới có thời gian ghi lại vài dòng về những trải nghiệm tôn giáo, văn hoá ở đây. Qua lần này cũng rút kinh nghiệm khi đi du lịch. Đó là nên biết cách nghỉ ngơi. Nếu đi chơi dài ngày (hơn 3 ngày), thì cần cách tốt nhất là tranh thủ đi ban ngày, về sớm buổi tối. Không chỉ có đủ thời gian tắm rửa nghỉ ngơi, mà còn có đủ thời gian để ghi lại những khoảng khắc trong ngày. Và nhớ là ngủ sớm, ngủ ngon đủ giấc để những ngày tiếp theo có đủ sức khoẻ tiếp tục khám phá. Chứ như mình vì ham vui quá, ngày nào cũng đi từ sáng tới khuya, nên cảm giác rất đuối và không enjoy được nhiều.

Quay trở lại với chủ đề chính của bài viết, đó là văn hoá Ấn Độ. Bài này mình sẽ đi chuyên về Hindu giáo ở Coimbatore, tiện thể điểm qua một số nét văn hoá, nên mạn phép đặt tên bài là "văn hoá".

Thứ Bảy 2 tuần trước, mình có đi thăm 2 ngôi đền Hindu giáo rất nổi tiếng và có một không hai ở Coimbatore. Ấn tượng đầu tiên là nó khá lạ và độc đối với mình, vì trước giờ cũng khá ít tìm hiểu về Hindu giáo. Theo mình nhận thấy, và theo lời giới thiệu của sếp Ấn đi cùng, thì Hindu thờ thần cao nhất là Siva, con vật thánh thần nhất là rắn hổ mang, tiếp theo đó là bò. Voi là biểu tượng của thần Ganesha , thần "kinh tế" nên được rất nhiều Ấn Độ tôn thờ và bạn có thể bắt gặp rất nhiều tượng voi hay tượng voi cách điệu hình người dưới dạng thần Ganesha .

Giờ đi vào chi tiết 2 ngồi đền mà mình đã viếng thăm tí nhé:

1/ Đền Dhyanalinga:

- Vị trí: đền nằm phía Bắc Coimbatore, trên một sườn đồi không cao lắm. Đường tới đây không quá khó khăn nhưng nếu không biết đường thì hơi căng; vì xe lớn không chạy tới thẳng đền được, bạn phải biết đường tắt, hoặc phải lội bộ một quảng xa dưới trời nắng nóng.
Con đường tắt lên đền (có thể đi xe lớn)

Mà nếu bạn nào muốn khám phá, thì dù lội bộ cũng không bỏ công đâu. Khi tới được chân đền thì đã có nhiều cây xanh và khá mát rồi. Đặc biệt khi lên tới đền, bạn sẽ bắt gặp một hồ nước mát cực kì, chỉ cần lại gần là hết nắng nóng ngay. Nói hồ nước cũng không hoàn toàn chính xác. Đây là chỗ mình thấy đẹp và ấn tượng nhất trong chuyến đi qua Coimbatore và Singapore.
Bên dưới là hồ nước mát trong vắt, hơi lạnh toát ra mát lạnh, đừng ở xa mà đã cảm nhận được. Ở phía trước xây các bậc thang đi xuống (từ hồ tới mặt đất cách khoảng 15m). Hết bậc thang, phía trước hồ, là bàn thờ thần rắn hổ mang. Kế bên bàn thờ là một cô hướng dẫn nghi thức gì đó, mình đoán là nghi thức để có thể tắm trong hồ. Chỉ có một số chàng trai đang tắm trong hồ, nhìn có vẻ khá nghiêm túc, hình như đang làm nghi thức gì đó chứ không phải là tắm thông thường. Điểm đặc biệt nhất của hồ trên là thác nước chảy xuống hồ. Phía bên kia hồ là một thác nước với vực dựng đứng. Theo mình nghĩ thì trước đây là một thác nước chảy xuống hồ ở dưới, còn bàn thờ và bậc thang đi xuống là mới được xây thêm ở đây. Đang đứng ngắm nghía thì bạn Ấn kéo đi, chưa kịp tường tận. Mà giống như nhiều chùa lớn, đền ở đây cũng cấm chụp hình, cho nên có nhiều kiến trúc rất đẹp và kì công nhưng mình không thể lưu giữ bằng kĩ thuật số được. Thôi đành coi như có một chuyến tận hưởng trọn vẹn.



Đường đi lên đền từ chân đồi

Trước khi đi sâu vào trong ngôi đền, có lẻ nên miêu tả bề ngoài một tí.
Từ chân đền, sẽ có một cổng nhỏ, ven theo lối mòn từ cổng đó sẽ lên tới đèn. Mình may mắn đến vào ngày trước hội lớn của Hindu một ngày, nên dọc đường đi có rất nhiều hàng quán và shop quà lưu niệm. Tuy không hợp với văn hoá nước ta lắm, nhưng cũng tranh thủ mua được cặp trang sức bằng đất nung (đất nung thật, sơn màu lên cho đẹp) cho người yêu. Ở đây đồ trang sức được làm từ đủ thứ nguyên liệu: kim loại, đất sét, gốm, giấy, cây cỏ, hạt cây... Tính mua một ít nữa nhưng sợ ở nhà ko thích, lại bị hối đi nhanh nên chưa kịp lựa... hơi buồn :(
Tượng đầu thánh Siva, ngay trước đền có hồ nước thánh
Khi tới đền, bạn buộc phải đi chân đất nhé. Giày dép phải gửi ở quầy tại cổng vào. Vào trong sẽ thấy một quảng trưởng lớn bên tay phải, cuối quảng trường là tượng đầu thần Siva, thần cao nhất trong Hindu giáo. Nghe lời mọi người nói thì Siva không có thực thể nhé, không có hình dạng cố định. Những tượng thần Siva là người dân tự đặt một hình mẫu đẹp cho thần Siva thôi, chứ thực chất ông ta không có hình hài. Sau tượng thần đó, đi lên vài bậc thang thì sẽ bắt gặp thác nước trong vắt mát lạnh mà mình đề cập ở trên. Ah mà thác nước nằm trong nhà, phía trên có một mái lớn. Các bạn có thể hình dung như một mài đền lớn, ngay chình giữa là thác nước chảy xuống hồ nước.

Đi qua mái đền lớn đó là hồ sen, lát đá trắng. Ah đền ở đây xây toàn bằng đá tảng lớn, và đá vôi. Nên cảm giác cực kì chắc và mát chân (vì mình đang đi chân đất). Nhìn quang cảnh rất sảng sủa, sạch sẽ và thanh bình. Mình nghĩ chùa chiền cấm chụp hình cũng đúng, để đảm bảo không gian thanh tĩnh của đền chùa.

Đi ngang qua hồ sen là tượng bò (hình dưới). Bên lề một tí, mình ấn tượng với giống bò ở Ấn Độ, giống bò khá giống bò Việt Nam, nhưng to hơn và có sừng hình chữ L cong ra phía trước mặt. Đi ven đường thì mình thấy giống bò này thường màu trắng, sừng đen nhưng được sơn lại màu xanh (chưa hiểu vì sao).
Tượng con bò nên là tượng bò đang quỳ một chân, đầu hướng về đền thờ ở bên trong (là đền thờ quan trọng nhất trong khu này). Sau khi đi một vòng thì mới mới nhận ra là bò đang quỳ gối trước đền thờ hổ mang, nên mới suy luận là rắn hổ mang được tôn vinh nhiều hơn so với bò.

Tượng thần bò quỳ gối, đền Dhyanalinga hướng bò nhìn vào, mái đền với hồ nước ở đằng xa kia (sau tượng bò)
Tượng đức mẹ (làm nghi lễ khá nhiều)
Theo hướng dẫn (để làm đúng nghi lễ), ta sẽ vòng qua trái để đi vào đền thờ Đức mẹ trong đạo Hindu (mình không nhớ tên vì hơi dài và khó nhớ, giống tên đền này vậy). Đền thì khá nhỏ, nhưng có khá nhiều nghi lễ, đồng hành với các vật dụng làm lễ. Mình chỉ đi lướt qua nhìn ngắm một tí, chứ làm đúng quy trình chắc tốn thời gian và hơi rắc rối. Có cả một video hướng dẫn những nghi lễ này, nào là nằm theo thế đức mẹ, thắt dây bình an, thức ăn thánh... Vật dụng làm lễ ở đây được làm khá tỉ mỉ và khá đẹp. Hoa văn trong đền thờ cũng được trau chút rất nét và đậm chất Hindu.
Ở đây cũng phát một loại nhạc của đặc thù, chắc trong đạo Hindu mới tấu lên, mình nghe tuy ấn tượng nhưng cũng không nhớ rõ giai điệu lắm, mà có ảm giác âm điệu đó rất phù hợp với nét kiến trúc và hoạ tiết ở trong đền, mang đến do con người một cảm giác thanh tịnh dễ chịu, yên bình giữa rừng núi.

Sau khi làm lễ xong ở miếu Đức mẹ, ta tiếp tục đi theo đường, hướng san phải (vòng lại cổng) để tiến vào đền chính. Ở đây mỗi người phải gửi lại tất cả đồ điện tử. Thế mà không hiểu sao vẫn có người mang được vào trong đền để chụp hình (bức ở dưới).

Đền thờ Dhyanalinga; nhìn hình vậy thôi chứ tượng trong hình rất lớn, cao tầm 5 mét
Quang cảnh mọi người ngồi thiền trong đền
 Trước khi được vào đền thờ trên, bạn phải có một khoảng thời gian (chắc 15 phút) ngồi tĩnh tâm ở cửa đền. Quả thật mọi người tới đây khá nghiêm túc, mình không nghe phát ra một tiếng động nào. Không gian yên tĩnh, ngồi trên nền đá tảng mát rượi, lòng mình rất thanh thản. Dù rất tò mò nhìn ngắm những hình tượng được chạm khắc trên tường, tuy nhiên cũng cố tĩnh tâm để lấy được chút gì đó gắn kết với thiên nhiên quanh đây.

Sau khi ngồi thiền bên ngoài, ta có thể vào trong đền để thiền chính thức, và sau đó là lấy đánh thánh trắc lên trán đề cầu vận. Đền được xây bên trong một mái vòm lớn. Ngày chính giữa là một cột hình trụ, đặt lên trên tượng rắn hổ mang cuộn tròn. Mình không rõ hình trụ này mang ý nghĩa gì, chỉ biết đây là hình tượng lễ vật mà người dâng thường hiến tặng cho các thần từ trước tới nay.
Vào đền xong, mọi người có thể tìm cho mình một chỗ ngồi để thiền. Người nào ý định thiền lâu có thể vào ngồi các "hốc thiền" được xây trong tường. Còn bình thường như mình, thiền 15 phút ra thì có thể ngồi ở ngoài. Không khí trong đề khá mát vì thành được xây dày, nhưng cũng hơi ngột vì ít thoáng khí, một phất nữa là gạch đá ẩm cũng bốc mùi hơi ngạt. Tuy nhiên cũng không quan trọng lắm vì quanh đền được rải rất nhiều hoa, chủ yếu là hoa nhài trắng; nên không khí khá dễ chịu với hương hoa nhẹ. Mình cũng với mấy bạn Ấn ngồi thiền một lát, thưởng hương nhài trong vài âm điệu nhạc du dương, dành cho tâm hồn mình một phút thảnh thơi. Xong thời gian thiền, mọi người đi theo vòng trò để ra cửa, trắc đánh thánh lên trán và đi ra.

Ra cửa đề đi thẳng về sẽ gặp lại tượng thần bò. Tới đây mình thấy bò quỳ trước đền, tượng hổ mang, nên mới suy luận trong Hindu thần hổ mang có uy quyền hơn so với thần bò, không biết có đúng không.

Thế là đi hết ngôi đền; mọi người có thể ra quán ăn chay trên đường về ăn uống thư giãn, hoặc ghé vào quán mua quà lưu niệm. Ngoài ra sắp tới lễ, nên mình còn ra những shop ven đường lựa đồ lưu niệm và nhiều món khác. Nhưng thời gian không có nhiều nên không kịp xem hết.

Tiếp theo cùng vợ chồng bạn Ấn đi đền Arulmigu Patteeswarar Swamy.
2/ Đền Arulmigu Patteeswarar Swamy
Đánh đậm lên như vậy vì nó cũng là một địa điểm lớn mà mình đã ghé qua, nhưng thật sự quan sát ở đây không được nhiều. Một phần vì thời gian ngắn, mọi người lại đã ngấm mệt, mà gặp phải đám đông người đi lễ trong cái nắng oi bức vùng Trung Nam Ấn Độ. Lúc đó khá uể oải rồi nên chỉ đi ngắm nghiêng một tí.

Cũng như ngôi chùa trước, ở đây không cho chụp hình nên mình chỉ miêu tả bằng chữ vậy.
Đây chắc hẳn là ngôi chùa nổi bật nhất ở Coimbatore mà ai mới tới đều để ý, với cổng tháp đôi cao với vô vàng hoạ tiết:
Cổng tháp vào đền Arulmigu Patteeswarar Swamy
 Nhìn bề ngoài tưởng đề nhỏ nhưng không phải đâu. Bên trong xây dọc theo cái tháp đó, nên khi nhìn lên hình bạn không thấy được phần phía sau, chứ thực ra nó cũng có một khuôn viên rộng bên trong.

Đi vào cổng sẽ là một sảnh lớn dẫn vào mật thật nhỏ hơn. Bên trong sảnh lớn cũng được xây bằng đá tảng lớn, với vô vàng hoạ tiết. Theo mình thấy thì đá ở đây giống đất đá nung hơn, có vẻ không chắc chắn như ngôi đền đầu tiên. Cái này mình suy đoán thôi, chứ nghe bảo nó đã 2000 tuổi rồi; như vậy thì mấy tảng đó bền bỉ thật. Màu sắc chủ đảo ở đây là vàng và đỏ, điểm xuyết thêm những viền sọc mà mát như xanh, lam. Hoạ tiết chủ yếu là hổ mang, bò tót, cây cỏ... được cách điệu và lồng ghép vào nhau.
Ngay phía trước mật thất có tranh thần bò đang cho sữa thần dân (mình nhớ là có một em bé và mẹ đang hứng sữa thì phải). Trong mật thất thì có một tượng nhìn giống như tượng đức mẹ ở đền Dhyanalinga thì phải. Mình không nhìn rõ đường vì có quá đông người đi lễ, ra vào liên tục. Không khí ở đây khá náo nhiệt, nếu không muốn nói là ồn ào, khác hẳn với không khí yên bình ở ngôi đền trên đồi. Có lẽ vì hôm nay là lễ lớn, đồng thời đây là ngôi đền gần thành phố, tiện đi lại nên nhiều người lui tới. Nhưng phải công nhận quang cảnh cũng "hỗn loạn" không kém gì lễ hội ở Việt Nam.
Sau khi đi một vòng trong đền, nhóm đi dạo ở hành lanh ngoài sân. Ở ngoài thoáng mát hơn, có một số tượng đá và hoa văn trên tường. Ở đây chạm khắc mình thấy không tin sảo bằng đền Dhyanalinga.
Sắp tới lễ hội nên phía trước đền đang xây hai tượng di động lớn, sẽ được kéo đi diễu hành trong lễ:
2 tháp diễu hành đang được xây ở phía xa
Kết thúc chuyến viếng thăm đền chùa bằng bức ảnh kỷ niệm:


Tuy không được chụp hình tháy hơi tiếc, nhưng cũng có lợi ích khi mình có toàn thời gian và tâm trí thưởng thức nét văn hoá nghệ thuật nơi đây, và ít làm phiền tới trải nghiệm của người khác. Những hình ảnh trong bài ở trong đền nguồn từ trang Tripadvisor nhé, để minh hoạ bài viết dễ hiểu. Những hình ảnh ở ngoài đền mới là của mình.

Tp. HCM
---V---
21/03/2016

p/s: Các thông tin về tôn giáo chỉ mang tính chất tham khảo nhé. Vừa mới đọc lại trên mạng thì thấy nhiều nguồn tin khác nhau, và khác với những gì mình được nghe, cũng mới tìm hiểu nên không rõ cụ thể thế nào!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cuốn sách đầu tay của mỗi người

The Anthem of the Heart - Bài thánh ca từ Trái tim - 心が叫びたがってるんだ。

Hành trình đến Đà Lạt cùng Tink3 extd