[life] Một ví dụ về sự thích nghi với thay đổi
Tiết mục xiếc của anh em Giang Cơ & Giap Nghiệp đã mang hình ảnh đất nước tới thế giới.
Bên cạnh đó, gần đây khi mình xem Người Bí Ẩn, thì một số nghệ sĩ xiếc lại dường như đã khó khăn trong việc theo nghề xiếc vì đây là nghề nguy hiểm nhưng lại bấp bênh.
Vậy sự khác biệt của sự thành công là gì trong 2 trường hợp trên?
Theo mình, đó là sự hợp tác của một tập thể, và sự liên tục thay đổi để thích nghi.
Tiết mục của 2 anh em Giang, trước hết rõ ràng ai cũng nhận thấy 2 anh em họ là nhân vật trung tâm. Nhưng nếu chỉ có 2 anh em thì có thể tạo ra một tiết mục hồi hộp và ấn tượng như vậy không?
Rõ ràng là không.
Chắc chắc 2 anh em có một cố vấn âm nhạc & âm thanh để tạo nên cảm xúc hoành tráng của tiết mục. Và làm sao có thể thiếu một nhà thiết kế ấn tượng đã làm nên background (ảnh nền) và trang phục của 2 người trên sân khấu? Thêm nữa, chắc chắc cần một đạo diễn tài năng để sắp xếp những tình huống một cách hợp lý để cuốn hút người xem (như chi tiết các bục để bước đi bị nghiêng). Và có thể còn những con người thầm lặng luôn hỗ trợ 2 anh em. Nếu thiết một tập thể như vậy, thì chắc khó mà 2 anh em có thể tiến xa trong trường thế giới. Còn nếu tất cả đều được dàn dựng chỉ bằng công sức của 2 người, thì khỏi nói; 2 anh em quá giỏi. :)
Thứ hai là sự thích nghi với thay đổi.
Rõ ràng, tiết mục của 2 anh em Giang có nhiều nét mới so với tiết mục Xiếc ngày xưa, khi mình xem hồi cấp 1. Cũng là những động tác thăng bằng trong xiếc, nhưng 2 người đã khéo léo tách ra thành nhiều vòng thi để có thể đi sâu vào vòng trong Britain Got Talent. Trong khi nếu đó là một tiết mục Xiếc bình thường, thì tất tần tật tiết mục đó có thể chỉ gôm lại một tiết mục để bán lại với một vé xem xiếc giá rẻ.
Đây là một bước đi đúng đắn vì thị hiếu của khán giả đã thay đổi quá nhiều so với 20 năm trước đây. Không còn nhiều người mua vé coi xem xiếc nữa. Vì với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, youtube và facebook đã có thể mang tới cho người xem rất nhiều tiết mục lý thú mà không cần phải rời bước khỏi nhà. Việc anh em Giang thay đổi cách trình diễn của mình để đến với BGT là một sự thích nghi hợp lí trong thời đại hiện nay để mang đến nghệ thuật xiếc với đông đảo khán giả.
Kết quả, như mọi người đã thấy, là nghệ thuật Xiếc đã sống lại một cách sinh động trên màn hình nhỏ (của điện thoại). Và mang lại thành công & danh tiếng cho 2 nghệ sĩ "Cơ Nghiệp".
#blog #art #circuit #change
---V---
Bên cạnh đó, gần đây khi mình xem Người Bí Ẩn, thì một số nghệ sĩ xiếc lại dường như đã khó khăn trong việc theo nghề xiếc vì đây là nghề nguy hiểm nhưng lại bấp bênh.
Vậy sự khác biệt của sự thành công là gì trong 2 trường hợp trên?
Theo mình, đó là sự hợp tác của một tập thể, và sự liên tục thay đổi để thích nghi.
Tiết mục của 2 anh em Giang, trước hết rõ ràng ai cũng nhận thấy 2 anh em họ là nhân vật trung tâm. Nhưng nếu chỉ có 2 anh em thì có thể tạo ra một tiết mục hồi hộp và ấn tượng như vậy không?
Rõ ràng là không.
Chắc chắc 2 anh em có một cố vấn âm nhạc & âm thanh để tạo nên cảm xúc hoành tráng của tiết mục. Và làm sao có thể thiếu một nhà thiết kế ấn tượng đã làm nên background (ảnh nền) và trang phục của 2 người trên sân khấu? Thêm nữa, chắc chắc cần một đạo diễn tài năng để sắp xếp những tình huống một cách hợp lý để cuốn hút người xem (như chi tiết các bục để bước đi bị nghiêng). Và có thể còn những con người thầm lặng luôn hỗ trợ 2 anh em. Nếu thiết một tập thể như vậy, thì chắc khó mà 2 anh em có thể tiến xa trong trường thế giới. Còn nếu tất cả đều được dàn dựng chỉ bằng công sức của 2 người, thì khỏi nói; 2 anh em quá giỏi. :)
Thứ hai là sự thích nghi với thay đổi.
Rõ ràng, tiết mục của 2 anh em Giang có nhiều nét mới so với tiết mục Xiếc ngày xưa, khi mình xem hồi cấp 1. Cũng là những động tác thăng bằng trong xiếc, nhưng 2 người đã khéo léo tách ra thành nhiều vòng thi để có thể đi sâu vào vòng trong Britain Got Talent. Trong khi nếu đó là một tiết mục Xiếc bình thường, thì tất tần tật tiết mục đó có thể chỉ gôm lại một tiết mục để bán lại với một vé xem xiếc giá rẻ.
Đây là một bước đi đúng đắn vì thị hiếu của khán giả đã thay đổi quá nhiều so với 20 năm trước đây. Không còn nhiều người mua vé coi xem xiếc nữa. Vì với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, youtube và facebook đã có thể mang tới cho người xem rất nhiều tiết mục lý thú mà không cần phải rời bước khỏi nhà. Việc anh em Giang thay đổi cách trình diễn của mình để đến với BGT là một sự thích nghi hợp lí trong thời đại hiện nay để mang đến nghệ thuật xiếc với đông đảo khán giả.
Kết quả, như mọi người đã thấy, là nghệ thuật Xiếc đã sống lại một cách sinh động trên màn hình nhỏ (của điện thoại). Và mang lại thành công & danh tiếng cho 2 nghệ sĩ "Cơ Nghiệp".
#blog #art #circuit #change
---V---
Nhận xét
Đăng nhận xét