Việt Nam - có phải xử Shire nhỏ bé?



Xứ Shire yên bình trong tác phẩm điện ảnh kinh điển
Buổi buổi sáng yên bình với chương trình hành trình văn hóa trên VTV1, tôi biết được tin hãng phim truyện Việt Nam từ nay sẽ chuyển giao quản lí cho một tập đoàn tư nhân, vốn không hề liên quan gì đến lĩnh vực điện ảnh là tập đoàn Vận tải Thủy. Về chuyện này thì cũng những ý kiến trái chiều nhau, phóng sự đã nói rõ. Với tôi thì tôi lại nghĩ tới hình tượng vùng đất Shire bé nhỏ trong tác phẩm nổi tiếng Chúa tể những chiếc nhẫn của J.K. Tokien. Có phải Việt Nam cũng là một vùng đát nhỏ bé như vậy?

Các công ty có tên tuổi trong nước lần lượt bị thôn tín bở các tập đoàn nước ngoài, như Nguyễn Kim hay gần đây là chuỗi siêu thị Big C. Đó là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé của kinh tế. Nhiều người quan ngại doanh nghiệp Việt sẽ đi về đâu. Về phần tôi, tôi quan niệm đó chỉ là quy luật của thị trường. Một khi đã hội nhập thì không thể tránh khỏi việc doanh nghiệp ngoại, với tiềm lực lớn hơn, xâm chiếm thị trường và đánh văng các doanh nghiệp trong nước. Đã là quy luật thì tôi không nghĩ là chúng ta không nên đi ngược lại, nhưng nếu quy luật đó cũng lấn sang cả lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì quả thực cần một chút suy nghĩ.

Phải công nhận những bộ phim ra rạp hiện nay thu lại doanh thu khá cao, đã trở thành một ngành kinh doanh béo bở, so với doanh thu "lấy lệ" của các phim do nhà nước đặt thì quả là một trời một vực. Liên tục thua lỗ, việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam là một điều hợp lí. Chỉ là câu hỏi hãng phim nước nhà, với lịch sử nhiều thành tích, sẽ đi về đâu thì chưa ai có thể trả lời... Có thể sẽ có khởi sắc, nhưng tính nghệ thuật, giá trị văn hóa dân tộc có được bảo tồn hay không thì chắc nhiều thế hệ nghệ sĩ sẽ phải ngậm ngùi.

Đâu đó tôi thấy xử sở Shire nhỏ bé trong quốc gia của mình: một vùng đất nhỏ bé, không rộng lớn hay hùng mạnh; còn người cần cù chịu khó làm lụng, rồi vui thú điền viên, không đao to búa lớn hay ôm giấc mộng bá vương. Thế nên trong kho tàng truyện kể, dân ca nước ta, đa phần đều nói về cuộc sống nông thôn thường ngày, nhân vật chính thường là cần cù chịu khó, rồi sau này sẽ được đền bù xứng đáng. Rất hiếm khi ta gặp một chính truyện về tham vọng lớn hùng bá năm châu của người Việt. Mà đa phần chúng ta chỉ an phận là một nước bé, mỗi người chỉ mưu cầu hạnh phúc yên ấm cho gia đình người thân.
Những mong muốn nhỏ nhoi đó, không có gì sai...

Ngay cả nhân vật Prodor, nhân vật mà muôn vạn thần dân đã quỳ phục để cảm phục công lao của cậu, đã chiêm nghiệm lại mong muốn của mình:"Người Hobbit chúng tôi không có tham vọng gì to lớn, chỉ cần hằng ngày vui tươi trong miền đất Shire yên bình xanh mát là được. Hãy nhìn lại tham vọng của các vị, kết quả là gì? Một bãi chiến trường với bao đau thương mất mát..."

Việt Nam đã từng là một đất nước thanh bình với những làng xóm êm đềm sau lũy tre, chỉ khi có giặt ngoại xâm ta mới cầm gươm đứng dậy. Đúng lý chúng ta nên được hưởng yên bình. Nhưng ngoại bang không chấp nhận. Điển hình đầu tiên là nước láng giềng Trung Quốc. Đất nước đã ngàn năm đô hộ nước ta. Người Trung Quốc nổi tiếng với bá vọng thống nhất thiên hạ đã có từ thời Tần Thủy Hoàng, nên việc xâm chiếm nước khác đã trở thành ý thực hệ.
Hiện nay ngày càng rộ lên các phong trào chống Trung, giảm bớt sự lệ thuộc vào chính quyền Bắc Kinh. Nhưng có vẻ đó là một điều khó mà chúng ta chẳng thể làm được trong một sớm một chiều. Với bản tính ôn hòa với giấc mộng nhỏ của người Việt, thì có mà tìm ra một đội ngũ lãnh đạo mới dám hi sinh để vực dậy đất nước, thoát ra khỏi sự lệ thuộc. Đó là lí do vì sao tôi có phần bàng quang với sự kiện đang diễn ra trước mặt mình. Dù nó ầm ỉ thật, nhưng chẳng qua là bề nổi của tảng băng chìm. Còn cái nguyên nhân cốt lỗi bên trong, thì thật sự nan giải. Muốn giải quyết tận gốc, ta cần phải tạo một thế hệ dám mơ lớn, nhìn xa và dám dấn thân đi đầu. Nhưng tới giờ tôi vẫn chưa thấy thế hệ đó, khi các em học sinh vẫn bị nhồi nhét với mớ lí thuyết ở trường. Biết làm sao được đó là câu chuyện thời cuộc.

Một nước nhỏ nhưng nếu đủ khôn khéo có thể trở thành một nước trung lập giàu mạnh, điển hình là Thụy Sĩ, gần hơn là Thái Lan, thì tương lai vẫn tươi sáng. Con đường dài cần người lãnh đạo giỏi, qua quá trình trao dồi rèn luyện dài hạn. Cho nên mỗi người trẻ cần đọc nhiều, nhưng cần nhớ chắc, đúc kết tri thức cho bản thân. Có thể chưa dùng được ngay, nhưng sẽ có lúc chúng hữu dụng.


Dù thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn sẽ tiến về phía trước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cuốn sách đầu tay của mỗi người

The Anthem of the Heart - Bài thánh ca từ Trái tim - 心が叫びたがってるんだ。

Hành trình đến Đà Lạt cùng Tink3 extd