Từ một bài báo mà ngẫm: bạn trẻ nên đọc gì?

Lướt face, bỗng thấy một bạn nữ chia sẻ bài viết về một bộ phim khá hot hiện nay:
kenh14.vn/doi-song/diep-van-da-thay-doi-hinh-tuong-soai-ca-cua-cac-co-gai-nhu-the-nao-20160112013734278.chn

Đọc qua bài báo, tôi có vài ngẫm nghĩ mà có lẽ nên chia sẻ lên đây, vì biết đâu đó có người đọc được sẽ tốt được phần nào.

Đầu tiên, từ phía cá nhân, Diệp Vấn là một bộ phim hay, phần ba vừa công chiếu là một kết thúc trọn vẹn về cuộc đời người võ sư trượng nghĩa trọng tình.

Bài viết này chỉ xin luận bàn một số điều về báo mạng hiện nay, và những gì trôi vào đầu óc các bạn trẻ trong thời đại công nghệ thông tin này.

Diệp Vấn là một bộ phim hay, cho nên có bài viết khen ngợi là điều không có gì khó hiểu. Nhưng khen ngợi "quá lời" thì lại là một chuyện khác. Và đó là điều đầu tiên tôi suy nghĩ về các bài báo mạng hiện nay. Rõ ràng, tựa đề "bộ phim tuyệt định làm nao lòng khán giả" nghe rất kêu và thu hút một tựa đề trung thực "bộ phim hay đầy xúc động".

Khen quá tay có lẽ không khiến tôi quá khó tính, vì nó sẽ được độc giả khác đánh giá. Trong link đánh giá phim Diệp Vấn trên, có một điều căn bản mà tôi muốn chi trích ngay đó là tác giả quá tâm trung vào cái hay, để khen quá lời mà có thể còn đi ngược lại cả nội dung gốc của bộ phim.

Nội dung chính yếu bài viết mà ta có thể cảm nhận được đó là: Diệp Vấn là người đàn ông tốt, người chồng mẫu mực trong gia đình, mà bất cứ người phụ nữ cũng muốn có.

Tôi thì không nghĩ đây lại là thông điệp của bộ phim. Hãy nhìn vào hình của hai vợ chồng ngay trong bài viết:
Vợ chồng Diệp Vấn nắm tay nhau

Nhìn vào bức hình trên, tôi tự hỏi:"vợ của Diệp Vấn có hạnh phúc không?"

Dáng người tiều tuỵ, xanh xao, chứng tỏ là người phụ nữ tần tảo, bao lo công việc gia đình. Đó là cái khổ về vật chất. Nhưng ta hãy bỏ qua vì Diệp Vấn vốn nổi tiếng vì không màng danh lợi.

Vậy còn gương mặt u sầu và ánh mắt đượm buồn kia? Người vợ không chấp nhận với thực tại bên cạnh chồng mình ư?
Chắc các bạn cũng cảm nhận được người phụ nữ trong bức hình trên có thật sự hạnh phúc hay hãnh diện nhờ chồng của mình hay không.

Tôi thì nhớ tới câu: "Thành công của của người đàn ông được đo bằng hạnh phúc của người phụ nữ".

Như vậy, có lẽ tôi không quá lời khi nói rằng bài báo đã quá đề cao hạnh phúc gia đình của Diệp Vấn, mà bỏ qua sự thật rõ ràng trong bộ phim là vợ Diệp Vấn cũng phải khổ tâm nhiều nhiều vì cái tài và tâm của Diệp Vấn.

Không chỉ dừng lại ở đó, từ nhận định sai lầm ban đầu trên, bài báo còn mở rộng ra và xem nhận định đó như chân lí, với tiêu đề:"Diệp Vấn đã thay đổi hình tượng soái ca của các cô gái như thế nào?". Bài báo đã khẳng định rằng Diệp Vấn đã trở thành hình tượng đáng mơ ước của nhiều cô gái, trong khi sự thật thì chúng ta vẫn chưa biết hình tượng đó ảnh hưởng tới giới trẻ chính xác như thế nào. Đó là một nhận định thiếu căn cứ.
Tuy nhiên, bàn về nghệ thuật chơi chữ, thì phải nói tác giả khá chuyên nghiệp. Khi ghép 2 từ nổi bật nhất gần đây là Diệp Vấn và "soái ca" vào cùng một tiêu đề. Như vậy chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều độc giả. Nghe cái tựa đề như vậy thôi là đủ khơi dậy nỗi tò mò của rất nhiều bạn trẻ rồi. Chỉ cái tiêu đề đó thôi, đã vượt chỉ tiêu số lượng click của một bài báo. Đó chính là điều mà chúng ta thường chỉ trích về báo mạng hiện nay:"giật tít câu view" - Những bài báo tít rất cuốn hút, nhưng chất lượng bài viết thì thật sự không xứng tầm.

Có lẽ đến đây tôi nên ngừng công kích bài báo trên. Bài báo không phải không hay, chỉ là tôi đã quá cái tuổi cho những câu chữ bay bổng như hời hợt như vậy, tôi giờ đã khắt khe với nội dung bài viết hơn là để ý tới những câu từ giật gân ở tít báo. Với báo mạng tràn lan hiện nay, viết một bài báo với áp lực lượng xem đè nặng không phải là dễ, khiến người làm báo phải viết những bài có khi "dưới tầm" của mình. Điều đó tôi thông cảm, chỉ mong người cầm bút có cái nhìn khách quan và có trách nhiệm với những gì mình viết hơn.

Còn với các bạn trẻ, nên chăng chúng ta hãy cân nhắc trước và sau khi đọc hay xem chuyện gì đó.
Trước khi xem, hãy đặt ngay câu hỏi "chúng ta sắp đọc những gì?", để chúng ta không mất quá nhiều thời gian lang thang trên những trang mạng với những thông tin cứ lặp lại những cuộc sống thường ngày.
Trong khi đọc, hãy ghi nhớ mình đang đọc cái gì, để chắt lọc những thông tin cần thiết và phân tích đúng sai.
Cuối cùng, khi rút ra ý chính sau mỗi bài viết bạn đọc. Đây cũng là lúc bạn trân trọng những bài viết hay, nhiều ý nghĩa, và phân loại những bài báo lá cải. Bài viết hay sẽ cho bạn một bài học hoặc một ấn tượng xúc cảm khó phai; còn với bài báo lá cải, nó chỉ như một câu chuyện thường ngày, trôi vào tâm trí rồi tuột đi vào một ngày kia. Nhưng tác hại của những bài báo đó thì không nhỏ chút nào. Nó tốn thời gian, và cả công sức của bạn nữa.

Tôi thấy các bạn học sinh, sinh viên thường hỏi bí quyết học tốt.
Khi hỏi lại tối đến (sau giờ học) thì các bạn làm gì. Câu trả lời phổ biến nhất là: đọc báo  rồi học, nhưng học chả vô.
Tôi cười, bí quyết nằm ngay trong câu trả lời của các bạn rồi còn gì: đọc báo tốn thời gian, và quan trọng nhất là nó khiến đầu óc bạn mệt mỏi, đâu còn minh mẫn để mà suy nghĩ học bài. Những tin lá cải đã nham nhảm chiếm hết bộ nhớ của bạn rồi, làm sao mà nhồi nhét thêm kiến thức cao siêu được.
Kiến thức là mỗi chuỗi bài học được tích luỹ

Vì vậy, hãy cân nhắc trước khi tiếp xúc với một văn hoá phẩm bất kì. Thực phẩm ăn vào lỡ độc thì có thể đảo thải. Nhưng văn hoá phẩm độc thì sẽ vấy bẩn đầu óc, dần dà khó mà tẩy sạch được.

---V---
13/01/15

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

The Anthem of the Heart - Bài thánh ca từ Trái tim - 心が叫びたがってるんだ。

Lý tưởng lớn hay cuộc sống nhỏ?

Rome: Total War - Game về thời xưa và câu chuyện về thời nay