Một bước dạo qua Ngôn tình
"Xin lỗi, em chỉ là một con đĩ" là truyện dài tôi vừa đọc xong trong vẻn vẹn mấy tiếng đồng hồ tối qua.
Như cái tựa đề sốc nổi và cái từ thấp kém đó, tôi đến với ngôn tình cũng với góc nhìn thiếu tôn trọng như cái cách tác giả gọi nhân vật của mình. Nhưng phải có lý do để giới trẻ lại đắm đuối với những tiểu thuyết ngôn tình này, nên tôi cho phép mình trải nghiệm một lần.
Những chương đầu tiên qua đi thật nhanh với không nhiều ấn tượng. Có lẽ một phần vì tôi vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết kinh điển với những tình tiết quá mạnh khiến những câu chuyện thường ngày trong câu chuyện ngôn tình kia trở nên quá nhạt nhẽo; cũng có thể một nguyên nhân khác là do tôi chưa thật tôn trọng tác phẩm trên tay của mình: thay vì thưởng thức nó, tôi như chỉ đang soi mói xem nó có những chỗ dở nào để chê trách. Đó quả thực là một thái độ không tốt đối với việc thưởng thức văn học. Cho nên tôi bình tâm lại một lúc, rồi mới đọc những chương tiếp theo.
Những trang sách dần lướt qua, với tốc độ ngày một nhanh hơn. Cuốn sách mỏng, tình tiết chỉ xoay quanh vài nhân vật chính nên thú thực không lấy gì làm hứng thú lắm, khi tác giả chỉ móc nối các chương bằng các tình tiết bất ngờ để giữ chân người đọc, một phương thức mà đã trở nên quen thuộc với tôi. Điểm xuyến vào dòng hành động và đối thoại là những đoạn miêu tả cảm xúc, mà tôi nghĩ người ta quen gọi là "ngôn tình". Những đoạn tâm trạng đó đọc vào hay thật, nhưng có lẽ tôi nghĩ tác giả đôi lúc còn quá bay bổng với suy tư của nhân vật, dẫn đến đôi lúc phi thực tế trong khi câu chuyện trong đó lại là một câu chuyện thực tế. Đó là điểm phi logic mà khiến tôi không thích những kiểu ngôn tình này nhất. Các tình tiết tuy có diễn tiến nhưng vốn đúng như cuộc sống của chúng ta, nhân vật trong truyện cũng quẩn quanh những sinh hoạt thường ngày khiến cốt truyện dần lặp lại.
Vì vậy càng lúc tôi càng lật nhanh những trang sách hơn, rồi cũng đến trang cuối cùng. Cảm giác của tôi lúc đó giống như vừa lướt nhanh qua một câu chuyện "nhân văn" nào đó trên mạng: có chút xao xuyến nhưng chủ yếu là dửng dưng khi suy nghĩ câu chuyện đó chỉ mang màu sắc hư cấu. Có lẽ tôi đã qua cái tuổi thốn thức trước những câu chuyện xúc động như vầy: những câu chuyện về một nhân vật hi sinh cao cả và thầm lặng. Ở cái tuổi đau đấu với sự nghiệp của tôi, những câu chuyện ngôn tình kia nghe thì hay thật những tôi chẳng để tâm vì tính phi thực tế của nó. Có lẽ những những chuyện tình lãng mạn kia chỉ nên dành cho những cô cậu tuổi học trò.
Tôi có thể điểm ra tới mấy điểm phi logic trong cốt truyện cũng như diễn biến tâm lí nhân vật trong câu chuyện với tiêu đề nghe sốc này. Năm ngẫm lại cố truyện mà khiến tôi đôi lúc thật khó chịu bởi cái hoàn cảnh oái ăm của câu chuyện. Chẳng hiểu sao lại có những hoàn cảnh trớ trêu như vậy, mà lại còn khó chịu hơn với cái tính cách cao thượng ngất ngưỡng của nhân vật chính. Hai cái đối lập mà tôi cảm thấy thật khó để hoàn quyện với nhau. Thế mà cuốn sách này vẫn là một cuốn sách nổi tiếng, rất nổi tiếng.
Tôi cố quên đi những chuyện đời trong truyện kia để đánh một giấc.
Nhưng chẳng thế nào ngủ được...
Những nhân vật trong truyện từ trang sách đã bước vào đầu tôi từ khi nào không biết. Tôi tưởng tượng ra hoàn cảnh đó, rồi thắc mắc lại những hành động của các nhân vật. Nó xa vời thực tế của chúng tôi, nhưng đâu đó nó cũng rất gần gũi. Khi cái đức tính hi sinh kia tôi lại bắt gặp trong cuộc đời mình. Hạ Âu, tôi nằm trằn trọc sau cố gái này lại có những quyết định hi sinh có phần dại dột như vậy. Hoàn cảnh khốn nạn dường như chẳng thể làm lu mờ nhân cách của em, mà có lẽ chỉ làm nó thanh tao thêm. Duy chỉ có điều hoàn cảnh oái oăm khiến em không đủ chín chắn với các quyết định của mình, dẫn tới cái kết sầu bi cho một đời người.
Tôi không thích cái cách nhân văn quá rõ ràng như vậy. Một tác phẩm có giá trị nhân văn sẽ tự thân nó toát lên cái nhân văn sâu đậm và nhức nhối của nó, không cần quá phô trương hay chi tiết. "Xin lỗi, em chỉ là một con đĩ" không đạt được giá trị nhân văn sâu sắc như tôi mong đợi. Có lẽ tôi đã quá khắt khe với mình và với những gì xung quanh mình. Theo một cách nào đó, truyện dài ngôn tình đó của Tào Đình là một tác phẩm hay, đến được với nhiều bạn đọc. Đó, chính là điểm mấu chốt khiến cuốn sách này nổi tiếng: nhiều bạn đọc.
Còn tôi, có lẽ chỉ nên tìm một cuốn đã sờn gáy ở một góc thư viện, rồi nhâm nhi một mình.
---V---
17/12/2015
Như cái tựa đề sốc nổi và cái từ thấp kém đó, tôi đến với ngôn tình cũng với góc nhìn thiếu tôn trọng như cái cách tác giả gọi nhân vật của mình. Nhưng phải có lý do để giới trẻ lại đắm đuối với những tiểu thuyết ngôn tình này, nên tôi cho phép mình trải nghiệm một lần.
Những chương đầu tiên qua đi thật nhanh với không nhiều ấn tượng. Có lẽ một phần vì tôi vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết kinh điển với những tình tiết quá mạnh khiến những câu chuyện thường ngày trong câu chuyện ngôn tình kia trở nên quá nhạt nhẽo; cũng có thể một nguyên nhân khác là do tôi chưa thật tôn trọng tác phẩm trên tay của mình: thay vì thưởng thức nó, tôi như chỉ đang soi mói xem nó có những chỗ dở nào để chê trách. Đó quả thực là một thái độ không tốt đối với việc thưởng thức văn học. Cho nên tôi bình tâm lại một lúc, rồi mới đọc những chương tiếp theo.
Những trang sách dần lướt qua, với tốc độ ngày một nhanh hơn. Cuốn sách mỏng, tình tiết chỉ xoay quanh vài nhân vật chính nên thú thực không lấy gì làm hứng thú lắm, khi tác giả chỉ móc nối các chương bằng các tình tiết bất ngờ để giữ chân người đọc, một phương thức mà đã trở nên quen thuộc với tôi. Điểm xuyến vào dòng hành động và đối thoại là những đoạn miêu tả cảm xúc, mà tôi nghĩ người ta quen gọi là "ngôn tình". Những đoạn tâm trạng đó đọc vào hay thật, nhưng có lẽ tôi nghĩ tác giả đôi lúc còn quá bay bổng với suy tư của nhân vật, dẫn đến đôi lúc phi thực tế trong khi câu chuyện trong đó lại là một câu chuyện thực tế. Đó là điểm phi logic mà khiến tôi không thích những kiểu ngôn tình này nhất. Các tình tiết tuy có diễn tiến nhưng vốn đúng như cuộc sống của chúng ta, nhân vật trong truyện cũng quẩn quanh những sinh hoạt thường ngày khiến cốt truyện dần lặp lại.
Vì vậy càng lúc tôi càng lật nhanh những trang sách hơn, rồi cũng đến trang cuối cùng. Cảm giác của tôi lúc đó giống như vừa lướt nhanh qua một câu chuyện "nhân văn" nào đó trên mạng: có chút xao xuyến nhưng chủ yếu là dửng dưng khi suy nghĩ câu chuyện đó chỉ mang màu sắc hư cấu. Có lẽ tôi đã qua cái tuổi thốn thức trước những câu chuyện xúc động như vầy: những câu chuyện về một nhân vật hi sinh cao cả và thầm lặng. Ở cái tuổi đau đấu với sự nghiệp của tôi, những câu chuyện ngôn tình kia nghe thì hay thật những tôi chẳng để tâm vì tính phi thực tế của nó. Có lẽ những những chuyện tình lãng mạn kia chỉ nên dành cho những cô cậu tuổi học trò.
Tôi có thể điểm ra tới mấy điểm phi logic trong cốt truyện cũng như diễn biến tâm lí nhân vật trong câu chuyện với tiêu đề nghe sốc này. Năm ngẫm lại cố truyện mà khiến tôi đôi lúc thật khó chịu bởi cái hoàn cảnh oái ăm của câu chuyện. Chẳng hiểu sao lại có những hoàn cảnh trớ trêu như vậy, mà lại còn khó chịu hơn với cái tính cách cao thượng ngất ngưỡng của nhân vật chính. Hai cái đối lập mà tôi cảm thấy thật khó để hoàn quyện với nhau. Thế mà cuốn sách này vẫn là một cuốn sách nổi tiếng, rất nổi tiếng.
Tôi cố quên đi những chuyện đời trong truyện kia để đánh một giấc.
Nhưng chẳng thế nào ngủ được...
Những nhân vật trong truyện từ trang sách đã bước vào đầu tôi từ khi nào không biết. Tôi tưởng tượng ra hoàn cảnh đó, rồi thắc mắc lại những hành động của các nhân vật. Nó xa vời thực tế của chúng tôi, nhưng đâu đó nó cũng rất gần gũi. Khi cái đức tính hi sinh kia tôi lại bắt gặp trong cuộc đời mình. Hạ Âu, tôi nằm trằn trọc sau cố gái này lại có những quyết định hi sinh có phần dại dột như vậy. Hoàn cảnh khốn nạn dường như chẳng thể làm lu mờ nhân cách của em, mà có lẽ chỉ làm nó thanh tao thêm. Duy chỉ có điều hoàn cảnh oái oăm khiến em không đủ chín chắn với các quyết định của mình, dẫn tới cái kết sầu bi cho một đời người.
Tôi không thích cái cách nhân văn quá rõ ràng như vậy. Một tác phẩm có giá trị nhân văn sẽ tự thân nó toát lên cái nhân văn sâu đậm và nhức nhối của nó, không cần quá phô trương hay chi tiết. "Xin lỗi, em chỉ là một con đĩ" không đạt được giá trị nhân văn sâu sắc như tôi mong đợi. Có lẽ tôi đã quá khắt khe với mình và với những gì xung quanh mình. Theo một cách nào đó, truyện dài ngôn tình đó của Tào Đình là một tác phẩm hay, đến được với nhiều bạn đọc. Đó, chính là điểm mấu chốt khiến cuốn sách này nổi tiếng: nhiều bạn đọc.
Còn tôi, có lẽ chỉ nên tìm một cuốn đã sờn gáy ở một góc thư viện, rồi nhâm nhi một mình.
---V---
17/12/2015
Nhận xét
Đăng nhận xét