"Già gân, mỹ nhân và găng tơ" - Một bộ phim cười nhiều nghĩ nhiều
Ngay từ tựa đề tôi đã không thích lắm. Một kiểu giật tít để câu view rất tầm thường, không mang tính nghệ thuật hay hơi hướng thẩm mỹ. Cái duy nhất kéo người xem tới rạp là danh tiếng của diễn viên trong phim, trong đó có Hoài Linh.
Thế nhưng, giọt nước mắt của Hoài Linh cuối phim làm dấy trong tôi nhiều suy nghĩ, nhưng suy nghĩ mà tôi chưa từng viết, mới chỉ đọc thôi.
Câu chuyện trong phim cũng đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều bất ngờ, phần lớn là những bất ngờ khiến khán giả phải bật cười. Tuy nhiên cũng có những phần chuyển mang tính nhân văn và chẳng ai ngờ được, những phần chuyển mà tôi đánh giá hay và là cứu cánh cho cốt truyện hời hợt và thiếu thực tế.
Với tôi thì đây là một phim hài hay, vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ của phim hài là khiến khán giả cười càng nhiều càng tốt. Có tình huống khiến tôi ôm bụng mà cười, lâu lắm rồi mới nghiêng ngả tức bụng như vậy. Dù cốt truyện nhạt, cảnh quay bình thường và hiệu ứng kém nhưng những câu thoại "chột lắt" khiến khán giả ôm bụng như vậy là đã tốt rồi.
Nhắc đến câu thoại, bộ phim có một câu kết mà tôi phải ghi chú là để nhớ thôi:
"Đàn bà trưởng thành khi không còn khóc vì đàn ông nữa.
Còn đàn ông, chỉ trưởng thành khi đã khóc vì người đàn bà."
Một câu thoại rất thấm thía với tôi.
Vế đầu đã tóm tắt nội dung bộ phim;
Còn vế sau báo hiệu cái kết của phim, khi ông già gân (Hoài Linh) quay lưng bước đi trước cảnh hạnh phúc của vợ cũ, một dòng lệ khẽ lăn.
Đó là giọt nước mắt hạnh phúc hay buồn đau?
Có lẽ nên nhường cho cảm nhận của mỗi khán giả.
Tôi thì nghĩ đó là giọt nước mắt đau buồn; nhưng rồi ông sẽ hạnh phúc, ông sẽ trưởng thành.
Vì tôi cũng đã từng như vậy. Tôi cũng đã từng rơi lệ vì một người con gái khác. Đau xót có, nhưng nó khiến chàng trai trở thành người đàn ông trưởng thành hơn.
Một điều xa hơn khiến tôi viết bài viết này đó là cuộc đời những danh hài.
Người ta xem phim, thường gắn những phim như vầy với thế loại là "phim hài nhảm". Có nghĩa nó chỉ là những đoạn mua vui tầm thường, xem để cười, cười xong quên, chả ai đánh giá nghệ thuật. Dù giới nghệ sĩ cố mang lại một giá trị nhân văn nào đó. Ừ thì có hiệu quả, nhưng phút chốc nó lại bị những yếu tố thị trường xoá nhoà.
Giọt nước mắt Hoài Linh cuối phim, tôi nghĩ có phần xót cho nền nghệ thuật nước nhà, một nền nghệ thuật chạy theo xu hướng đại chúng, nhiều tác phẩm ra mắt nhưng rồi chẳng còn lưu lại được bao nhiêu trong kho tàng nghệ thuật.
Xót cho cái chung của nghệ thuật nước nhà, cũng là xót cho cái số phận riêng của người nghệ sĩ. Danh hài đã có tên tuổi như Hoài Linh, cũng không còn mặn mà với cái tên "anh hề" suốt bao năm nay. Ông đang hướng mình sang một vai trò mang tính "nghệ thuật" và "có giá" hơn.
Khi tôi nghe tin Hoài Linh quyết định từ chối không giả gái nữa, tôi hơi shock và chán vì Hoài Linh nổi tiếng với trò giả gái, giờ nếu không còn nữa thì mất cả hay. Nhưng giờ mới thấy đó thật là một quyết định đúng đắn. Nếu khi đó Hoài Linh tiếp tục giả gái, ham cái lợi trước mắt, thì giờ chẳng có địa vị vững chắc như bây giờ, suốt đời chỉ gắn với cái danh hiệu chàng hề "bán nam bán nữ".
Từ đó mà lạm bàn sang cuộc đời của các danh hài khác. Câu chuyện khiến tôi bồi hồi nhất là khi biết danh hài Robin Williams tự sát, từ đó tiếp theo với các bài báo về việc danh hài kết thúc cuộc đời trong cô độc. Thế đấy, những người ta luôn thấy họ vui vẻ, trung tâm gây cười của nhóm, nhưng biết đâu đấy họ lại thật cô đơn mỗi khi về nhà. Một cuộc đời mua vui cho người khác, nhưng đến khi cần niềm vui thì không biết tìm đến ai. Cứ thế, cứ thế, cuộc đời những danh hài đó vùi vào những màn tấu hài quay cuồng, để rồi xa rời khỏi cả thực tế, khỏi cả con người của họ. Tới một ngày, khi họ chẳng thế quay lại nữa, chẳng thể tìm lại con người cô đơn của mình nữa, họ đành chọn cách ra đi mãi mãi.
Những người cười rất nhiều, nhưng đâu biết họ thường khổ tâm.
---V---
26/12/2015
Thế nhưng, giọt nước mắt của Hoài Linh cuối phim làm dấy trong tôi nhiều suy nghĩ, nhưng suy nghĩ mà tôi chưa từng viết, mới chỉ đọc thôi.
Câu chuyện trong phim cũng đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều bất ngờ, phần lớn là những bất ngờ khiến khán giả phải bật cười. Tuy nhiên cũng có những phần chuyển mang tính nhân văn và chẳng ai ngờ được, những phần chuyển mà tôi đánh giá hay và là cứu cánh cho cốt truyện hời hợt và thiếu thực tế.
Với tôi thì đây là một phim hài hay, vì nó đã hoàn thành nhiệm vụ của phim hài là khiến khán giả cười càng nhiều càng tốt. Có tình huống khiến tôi ôm bụng mà cười, lâu lắm rồi mới nghiêng ngả tức bụng như vậy. Dù cốt truyện nhạt, cảnh quay bình thường và hiệu ứng kém nhưng những câu thoại "chột lắt" khiến khán giả ôm bụng như vậy là đã tốt rồi.
Nhắc đến câu thoại, bộ phim có một câu kết mà tôi phải ghi chú là để nhớ thôi:
"Đàn bà trưởng thành khi không còn khóc vì đàn ông nữa.
Còn đàn ông, chỉ trưởng thành khi đã khóc vì người đàn bà."
Một câu thoại rất thấm thía với tôi.
Vế đầu đã tóm tắt nội dung bộ phim;
Còn vế sau báo hiệu cái kết của phim, khi ông già gân (Hoài Linh) quay lưng bước đi trước cảnh hạnh phúc của vợ cũ, một dòng lệ khẽ lăn.
Đó là giọt nước mắt hạnh phúc hay buồn đau?
Có lẽ nên nhường cho cảm nhận của mỗi khán giả.
Tôi thì nghĩ đó là giọt nước mắt đau buồn; nhưng rồi ông sẽ hạnh phúc, ông sẽ trưởng thành.
Vì tôi cũng đã từng như vậy. Tôi cũng đã từng rơi lệ vì một người con gái khác. Đau xót có, nhưng nó khiến chàng trai trở thành người đàn ông trưởng thành hơn.
Một điều xa hơn khiến tôi viết bài viết này đó là cuộc đời những danh hài.
Người ta xem phim, thường gắn những phim như vầy với thế loại là "phim hài nhảm". Có nghĩa nó chỉ là những đoạn mua vui tầm thường, xem để cười, cười xong quên, chả ai đánh giá nghệ thuật. Dù giới nghệ sĩ cố mang lại một giá trị nhân văn nào đó. Ừ thì có hiệu quả, nhưng phút chốc nó lại bị những yếu tố thị trường xoá nhoà.
Giọt nước mắt Hoài Linh cuối phim, tôi nghĩ có phần xót cho nền nghệ thuật nước nhà, một nền nghệ thuật chạy theo xu hướng đại chúng, nhiều tác phẩm ra mắt nhưng rồi chẳng còn lưu lại được bao nhiêu trong kho tàng nghệ thuật.
Xót cho cái chung của nghệ thuật nước nhà, cũng là xót cho cái số phận riêng của người nghệ sĩ. Danh hài đã có tên tuổi như Hoài Linh, cũng không còn mặn mà với cái tên "anh hề" suốt bao năm nay. Ông đang hướng mình sang một vai trò mang tính "nghệ thuật" và "có giá" hơn.
Khi tôi nghe tin Hoài Linh quyết định từ chối không giả gái nữa, tôi hơi shock và chán vì Hoài Linh nổi tiếng với trò giả gái, giờ nếu không còn nữa thì mất cả hay. Nhưng giờ mới thấy đó thật là một quyết định đúng đắn. Nếu khi đó Hoài Linh tiếp tục giả gái, ham cái lợi trước mắt, thì giờ chẳng có địa vị vững chắc như bây giờ, suốt đời chỉ gắn với cái danh hiệu chàng hề "bán nam bán nữ".
Từ đó mà lạm bàn sang cuộc đời của các danh hài khác. Câu chuyện khiến tôi bồi hồi nhất là khi biết danh hài Robin Williams tự sát, từ đó tiếp theo với các bài báo về việc danh hài kết thúc cuộc đời trong cô độc. Thế đấy, những người ta luôn thấy họ vui vẻ, trung tâm gây cười của nhóm, nhưng biết đâu đấy họ lại thật cô đơn mỗi khi về nhà. Một cuộc đời mua vui cho người khác, nhưng đến khi cần niềm vui thì không biết tìm đến ai. Cứ thế, cứ thế, cuộc đời những danh hài đó vùi vào những màn tấu hài quay cuồng, để rồi xa rời khỏi cả thực tế, khỏi cả con người của họ. Tới một ngày, khi họ chẳng thế quay lại nữa, chẳng thể tìm lại con người cô đơn của mình nữa, họ đành chọn cách ra đi mãi mãi.
Những người cười rất nhiều, nhưng đâu biết họ thường khổ tâm.
---V---
26/12/2015
Nhận xét
Đăng nhận xét