Làm thế nào để viết review phim mà không làm hỏng bộ phim?
Tôi luôn đặt câu hỏi đầu tiên khi viết một bài review (đánh giá/bình luận), không chỉ là về một bộ phim, mà về bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, có thể là một quyền sách, một vở kịch hay một bản nhạc.
Trước khi có thể viết đánh giá về một tác phẩm nào đó, khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc rất nhiều bài binh luận của những người khác. Và tôi đã bị ảnh hưởng từ họ rất nhiều.
Cho đến một ngày, tôi ngẫu nhiên chọn một bộ phim "không nằm trong top review" để xem, nhưng lại thấy nó hay hơn nhiều so với tưởng tượng của mình. Cũng thời điểm đó tôi nhận ra không có chân lí nào hoàn toàn đúng hay sai, không có bộ phim nào hoàn hảo hay hoàn toàn vô nghĩa. Đặc biệt đối với nghệ thuật, thì cái hay, cái đẹp phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu người thưởng thức.
Từ đó tôi ít đọc review trước khi thưởng thức nghệ thuật hơn,và giờ thì hoàn toàn không làm chuyện đó. Vì khi đọc review thì rõ ràng bạn đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của một người khác trước khi trực tiếp chiêm ngưỡng tác phẩm theo cách của mình. Như vậy thì dù ít hay nhiều, cảm nhận của bạn có thể bị sai lệch và không hiểu đúng ý nghĩa của tác phẩm. Nguy hiểm hơn, bài review "tốt" có thể hoàn toàn định hướng suy nghĩ của bạn về một tác phẩm, làm bạn hiểu sai về nội dung tác phẩm và bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một tuyệt tác phù hợp với mình.
Những bài review hiện nay rất phổ biến vì nó đã trở thành một công cụ quảng cáo (PR/Marketing) hiệu quả cho các tác phẩm giải trí, đặc biệt là phim ảnh hay sách. Lẽ đương nhiên mọi người có thể đọc review để biết tác phẩm có hợp với mình hay không, có phù hợp với số tiền bạn bỏ ra để thưởng thức nó hay không. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn là chỉ nên xem thông tin tổng quan về phim mà thôi, những thông tin giúp bạn biết nó có phù hợp với sở thích của bạn hay không; chứ đừng nên đọc một bài review chi tiết về tác phẩm. Lí do thì mình đã trình bày cụ thể ở trên, đọc quá nhiều về tác phẩm bạn chưa thưởng thức có thể làm hỏng sự thú vị của bạn khi tới lúc thưởng thức nó. Điều này đặc biệt đúng với điện ảnh. Sở dĩ như vậy là vì những chi tiết hấp dẫn, cuốn hút và thậm chí bí mật trong cốt truyện phim có thể dễ dàng tiết lộ trong bài review chi tiết. Khi đã đọc review, bạn có thể đã nắm tới 70% nội dung phim thì việc tới rạp chỉ là kiểm chứng là quan điểm của người review thôi; bạn không còn được thưởng thức bộ phim bằng chính trải nghiệm của mình nữa.
Tôi có cảm hứng viết bài này khi đọc được bài trên về phim Lalaland từ bạn bè mình.
Với tôi thì tôi thì tôi sẽ không đọc tiếp ngay khi nhìn thấy hình ảnh. Vì chỉ hình minh họa thôi cũng đã đủ tiết lộ thông điệp chính của phim. Mà tôi thì không muốn biết. Điều tôi muốn biết chỉ đơn giản là cặp đôi mộng mơ này sẽ tận hưởng những ngày tháng lãng mạn bên nhau như thế nào, rồi chuyện gì sẽ xảy đến quá họ. Còn kết thúc như thế nào thì tôi có thể biết khi phim kết thúc.
Tôi cũng ngừng dự đoán xem phim sẽ kết thúc thế nào khi đang xem. Vì dù bạn biết trước kết quả đi nữa thì nên nhớ: trải nghiệm thú vị không phải khi bạn tới đích, mà khi bạn đang thưởng thức. Đó là khi bạn hoàn toàn thả hồn mình vào khung cảnh trong phim, thể tâm hồn mình say sưa trong âm nhạc và tâm trí có thể nuốt trộn những lời thoại trong phim. Để khi xem xong, bạn có thể từ từ hưởng thụ những giá trị của bộ phim mang lại mà không phải thất vọng vì những khuyết điểm vụn (nhưng không thể tránh khỏi).
Nói đi cũng phải nói lại, tôi không tránh những người viết bài review vì việc để lộ cốt truyện, làm hỏng trải nghiệm phim. Vì đơn giản việc viết đánh giá mà không tiết lộ nội dung là quá khó, hay nói chính xác là không có gì để viết. Nếu muốn bộ lộ tất cả cảm xúc của mình về phim thì chắc chắc người viết phải bộc lộ ít nhiều. Cho nên mình có thể thông cảm đối với người viết. Còn với vai trò người xem, mình chỉ khuyên là chỉ nên đọc review kĩ sau khi xem phim, để tìm kiếm sự đồng điệu với tác giả thôi (hay cũng có thể bạn tìm thấy một người cảm nhận hoàn toàn khác mình). Dù sao thì, hãy thưởng thức nghệ thuật theo cách bạn thấy thú vị nhất, miễn là nó tiếp động lực cho bạn sống một cuộc đời vui vẻ và ý nghĩa.
---V---
Trước khi có thể viết đánh giá về một tác phẩm nào đó, khi tôi còn trẻ, tôi đã đọc rất nhiều bài binh luận của những người khác. Và tôi đã bị ảnh hưởng từ họ rất nhiều.
Cho đến một ngày, tôi ngẫu nhiên chọn một bộ phim "không nằm trong top review" để xem, nhưng lại thấy nó hay hơn nhiều so với tưởng tượng của mình. Cũng thời điểm đó tôi nhận ra không có chân lí nào hoàn toàn đúng hay sai, không có bộ phim nào hoàn hảo hay hoàn toàn vô nghĩa. Đặc biệt đối với nghệ thuật, thì cái hay, cái đẹp phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu người thưởng thức.
Từ đó tôi ít đọc review trước khi thưởng thức nghệ thuật hơn,và giờ thì hoàn toàn không làm chuyện đó. Vì khi đọc review thì rõ ràng bạn đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của một người khác trước khi trực tiếp chiêm ngưỡng tác phẩm theo cách của mình. Như vậy thì dù ít hay nhiều, cảm nhận của bạn có thể bị sai lệch và không hiểu đúng ý nghĩa của tác phẩm. Nguy hiểm hơn, bài review "tốt" có thể hoàn toàn định hướng suy nghĩ của bạn về một tác phẩm, làm bạn hiểu sai về nội dung tác phẩm và bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một tuyệt tác phù hợp với mình.
Những bài review hiện nay rất phổ biến vì nó đã trở thành một công cụ quảng cáo (PR/Marketing) hiệu quả cho các tác phẩm giải trí, đặc biệt là phim ảnh hay sách. Lẽ đương nhiên mọi người có thể đọc review để biết tác phẩm có hợp với mình hay không, có phù hợp với số tiền bạn bỏ ra để thưởng thức nó hay không. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, lời khuyên cho các bạn là chỉ nên xem thông tin tổng quan về phim mà thôi, những thông tin giúp bạn biết nó có phù hợp với sở thích của bạn hay không; chứ đừng nên đọc một bài review chi tiết về tác phẩm. Lí do thì mình đã trình bày cụ thể ở trên, đọc quá nhiều về tác phẩm bạn chưa thưởng thức có thể làm hỏng sự thú vị của bạn khi tới lúc thưởng thức nó. Điều này đặc biệt đúng với điện ảnh. Sở dĩ như vậy là vì những chi tiết hấp dẫn, cuốn hút và thậm chí bí mật trong cốt truyện phim có thể dễ dàng tiết lộ trong bài review chi tiết. Khi đã đọc review, bạn có thể đã nắm tới 70% nội dung phim thì việc tới rạp chỉ là kiểm chứng là quan điểm của người review thôi; bạn không còn được thưởng thức bộ phim bằng chính trải nghiệm của mình nữa.
Tôi có cảm hứng viết bài này khi đọc được bài trên về phim Lalaland từ bạn bè mình.
Với tôi thì tôi thì tôi sẽ không đọc tiếp ngay khi nhìn thấy hình ảnh. Vì chỉ hình minh họa thôi cũng đã đủ tiết lộ thông điệp chính của phim. Mà tôi thì không muốn biết. Điều tôi muốn biết chỉ đơn giản là cặp đôi mộng mơ này sẽ tận hưởng những ngày tháng lãng mạn bên nhau như thế nào, rồi chuyện gì sẽ xảy đến quá họ. Còn kết thúc như thế nào thì tôi có thể biết khi phim kết thúc.
Tôi cũng ngừng dự đoán xem phim sẽ kết thúc thế nào khi đang xem. Vì dù bạn biết trước kết quả đi nữa thì nên nhớ: trải nghiệm thú vị không phải khi bạn tới đích, mà khi bạn đang thưởng thức. Đó là khi bạn hoàn toàn thả hồn mình vào khung cảnh trong phim, thể tâm hồn mình say sưa trong âm nhạc và tâm trí có thể nuốt trộn những lời thoại trong phim. Để khi xem xong, bạn có thể từ từ hưởng thụ những giá trị của bộ phim mang lại mà không phải thất vọng vì những khuyết điểm vụn (nhưng không thể tránh khỏi).
Nói đi cũng phải nói lại, tôi không tránh những người viết bài review vì việc để lộ cốt truyện, làm hỏng trải nghiệm phim. Vì đơn giản việc viết đánh giá mà không tiết lộ nội dung là quá khó, hay nói chính xác là không có gì để viết. Nếu muốn bộ lộ tất cả cảm xúc của mình về phim thì chắc chắc người viết phải bộc lộ ít nhiều. Cho nên mình có thể thông cảm đối với người viết. Còn với vai trò người xem, mình chỉ khuyên là chỉ nên đọc review kĩ sau khi xem phim, để tìm kiếm sự đồng điệu với tác giả thôi (hay cũng có thể bạn tìm thấy một người cảm nhận hoàn toàn khác mình). Dù sao thì, hãy thưởng thức nghệ thuật theo cách bạn thấy thú vị nhất, miễn là nó tiếp động lực cho bạn sống một cuộc đời vui vẻ và ý nghĩa.
---V---
Nhận xét
Đăng nhận xét