Rome: Total War - Game về thời xưa và câu chuyện về thời nay

Sáng nay sực nghĩ mình nên viết một bài về game.

Tuy từng chơi game nhiều, nhưng trước giờ vốn nghĩ nó chỉ là loại hình giải trí bình thường nên không có gì để viết. Phim ảnh hay sách báo thì còn có giá trị nghệ thuật để bình luận, chứ game thì xem ra giá trị đó không cao.

Nhưng dần dần blog mình đã chuyển hướng cho hợp lý hơn. Blog này giờ không đơn thuần là nơi đánh giá, review phim ảnh nữa. Mà là tất tần tật sự kiện mà mình nghĩ có ảnh hưởng tới cuộc đời. Những yếu tố mà đã tác động lên cuộc sống mình, hình thành tính cách mình, mà mình có thể chia sẻ với cộng đồng. (Đương nhiên còn một số yếu tố cá nhân mà không thể chia sẻ công khai được)


 Trở lại với câu chuyện về game, sự thật mình là một tay chơi game "gần tới mực nghiện". Bây giờ thì ít, nhưng thời cấp 3 và đại học thì rất nhiều. Thật sự đó không có gì là quá ghê gớm khi game đã chứng tỏ là một loại hình giải trí rất tốt trong thời hiện đại. Dĩ nhiên bài viết này mình không viết về game và ảnh hưởng của nó như thế nào lên cá nhân hay cộng đồng. Mà mối liên hệ giữa những trò chơi điện tử (viết tắt là game) với cuộc sổng của con người.

Game, trong thời hiện đại này đang dần dần trở thành một không gian giải trí chiếm nhiều thời gian của nhiều người, đặc biệt là các nước phát triển. Thế giới trong game không chỉ còn là một thế giới ảo vô nghĩa mà nó đã trở thành một phần thế giới thực của nhiều người, khi bạn bè của họ cũng là một phần trong thế giới game đó.

Vậy câu hỏi khiến mình băn khoăn là điều gì khiến game hấp dẫn như vậy? Liệu những yếu tố đó có thể được vận dụng trong cuộc sống thực hay không?

1/ Vì sao game hấp dẫn?

Thứ nhất, chơi game giúp người chơi vượt qua những thử thách một cách vui vẻ.

Con người nói chung thích vượt qua thử thách. Những thử thách trong cuộc sống thực thì dễ dàng trở thành những khó khăn khiến con người dễ nản lòng. Thử thách trong game thì hoàn toàn khác: nó được thiết kế để bạn vừa đủ khả năng vượt qua (đối với game hay). Như vậy, khi chơi game bạn có thể hưởng thụ cảm giác hưng phấn khi mình giải quyết được thử thách mà không sợ bị ảnh hưởng gì đến bản thân. Thế giới ảo trong game là của bạn, nếu bạn thua thì có thể chơi lại, không hề có ảnh hưởng tiêu cực giống như việc bạn đưa ra quyết định sai dẫn đến thất bại trong thế giới thực.

Nhân vật trong các tựa game nổi tiếng

Thứ hai, game là cách vui vẻ giúp kết nối con người.

Game mình đang nói tới nghĩa hẹp là trò chơi điện tử, nhưng nó cũng là một bộ phận trong các loại hình trò chơi giải trí. Ví dụ như hồi xưa thì chúng ta có những trò chơi dân gian như đuổi bắt, ô ăn quan, cờ vua... 

Điểm tương đồng của những trò chơi này là sự kết nối con người. Bạn chỉ cảm thấy vui khi có người chơi cùng. Thật hiếm có trò chơi nào vui vẻ mà bạn chơi một mình. Xin đừng hiểu nhầm rằng những trò chơi điện tử offline là chơi một mình. Thật ra trò chơi offline một người chơi hay thì luôn có cộng đồng lớn. Có nghĩa tuy bạn chơi một mình, nhưng có thể bàn luận về game và thành quả của mình đối với người khác, có nghĩa là sự kết nối. Còn đối với những game online, co-op nhiều người chơi thì sự kết nối đã quá rõ ràng.

Sự kết nối với người khác là một nhu cầu thiết yếu đối với con người (theo tháp nhu cầu Maslow). Từ sự kết nối đó, con người có thể thỏa mãn một nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu được xã hội tôn trọng. Áp dụng trong game thì đó là việc game thủ (người chơi game) cố gắng là thành tích tốt, thứ bậc cao để được cộng động game kính nể. Đó là một nhu cầu cấp cao trong tháp Maslow và nó có động lực rất lớn, cho nên đã khiến không ít game thủ đã đổ tiền vào thế giới ảo.

Tới đây thì có lẽ có thể liên hệ với thế giới thực:

2/ Thế giới ảo trong game liên hệ như thế nào với thế giới thực?

Đầu tiên hãy nói về nhu cầu được xã hội tôn trọng của người

Con được sự nghiệp - yếu tố đời thực và game đều có
Nhu cầu này là nhu cầu từ thế giới thực, mà các nhà làm game đã khéo léo sử dụng để người chơi game (chủ yếu là online) dành nhiều thời gian chơi game để có thứ hạng cao.
Các nhà làm game đã rất biết cách dùng những yếu tố từ thế giới thực để giúp game trở nên hấp dẫn hơn, khiến ngành làm game trở thành ngành công nghiệp tỷ Đô. Nếu các bạn tìm hiểu những tựa game đình đám hiện nay (bán với giá 60$ mỗi bản) thì sẽ thấy nó nó có điểm chung là đều tạo ra những môi trường ảo giống hệt thế giới thực của con người: từ ngoại hình đến nội tâm nhân vật trong game, từ quần áo tới kiến trúc công trình, từ công nghệ cho tới khoa học trong game. Tất cả đều rất sát với nguyên bản ngoài đời thực. Các nhà làm game đang cố gắng xây dựng một thế giới ảo mà "hệt như thực", khiến người nghiện game có thể dành nhiều giờ đồng hồ trong game mà không chán. Một thế giới như trong phim "Ready Player One" là một tương lai khả dĩ chứ không còn là viễn tưởng nữa.

Tất cả những gì từ thế giới thực đang được ảo hóa. Với sự xuất hiện của công nghệ thế giới ảo (VR, AR) thì sự ảo hóa này đang ngày càng phát triển mạnh hơn, giúp các game tương lai ngày càng có sức hút hơn đối với con người.

Vậy thì từ game con người có rút ra được gì không?

Liệu sự phát triển vũ bão của thế giới ảo có phải là nguyên nhân trực tiếp (hoặc gián tiếp) tới lối sống cô lập và dễ bị trầm cảm của nhiều người hiện nay?

Mình thì nghĩ chắc chắn có ảnh hưởng. Nhưng không thể nào phủ nhận sự hấp dẫn của thế giới ảo và sự phát triển của nó là một điều tất yếu. Với mình nó như là một quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Chúng ta chỉ có thể hiểu và vận dụng nó chứ không thế chống lại nó như cách nhìn của một số người hiện nay.

Cho nên câu hỏi không nên là làm thế nào để ngừng chơi game, mà nên là làm thế nào để từ game mà thành công trong thế giới thực?
Trước khi trả lời câu hỏi này, mình có mọt ví dụ về một tựa game đình đám: Older Scroll: Skyrim. Tựa game này là một game giả lập thế giới trung đại với nhiều pháp thuật huyền bí. Người chơi nhập vai vào một người bình thường, và bạn sẽ phát triển từ từ để từ đó có thể trở thành một người thành công trong thế giới trung đại: có thể là một chiến binh lừng lẫy, một pháp sư cao cường, hay một cung thủ sắc bén.
Các nhân vật trong game ngày càng mô phỏng giống đời thực

Tóm lại là bạn sẽ cố gắng trở thành một người thành công trong thế giới ảo đó.

Như vậy nó có giống với thế giới thật không?
Giống chứ, chẳng phải thế giới thật chúng ta phấn đấu cũng chỉ để thành công, có địa vị trong xã hội ư? Điểm khác nhau nhất đó là trong game thì việc phấn đấu của bạn khá thú vị (đánh đấm, giải câu đố). Trong khi thế giới thực thì việc phấn đấu khá nhàm chán và đôi khi phức tạp và nguy hiểm nữa. Nhưng ta luôn có thế vận dụng một số yếu tốt gameplay trong game để cải thiện cách làm việc của mình. Mà hiện nay hay có thuật ngữ là "gamification".

Gamification - thú vị hóa con đường sự nghiệp

Gamification - là thuật ngữ chỉ việc dùng yếu tốt trong game để khiến công việc (hay rộng hơn là con đường sự nghiệp) của bạn trở nên thú vị hơn. Cụ thể là việc đánh giá và tặng thưởng cho những thành quả công việc của bạn.
Hệ thống đánh giá cá nhân và kĩ năng và kinh nghiệm

Ví dụ trong tháng bạn làm được nhiều thì sẽ nhận được huy hiệu "Xuất sắc".
Và số công việc bạn làm được sẽ tích lũy vào kinh nghiệm của bạn.
Thời thời gian, nếu bạn nhiều kinh nghiệm thì sẽ được thăng cấp (lên level). Mức cấp bậc càng cao thì bạn sẽ có những danh hiệu càng cao hơn và càng "kêu" hơn, có uy tín trong cộng đồng hơn.

Áp dụng gamification vào trong ngành phần mềm, thì bạn có thể thấy rõ:
- Công ty động viên bạn bằng giấy khen hoặc tiền thưởng mỗi khi hoàn thành tốt công việc (dạng thưởng huy hiệu)
- Bạn làm lâu sẽ có kinh nghiệm, bạn sẽ được tăng lương và tăng cấp.
- Qua thời gian thì bạn sẽ đạt được những cấp bậc cao hơn trong cộng đồng: fresher (mới ra trường), junior (nhân viên mới), senior (kỹ sư đã có kinh nghiệm), architect (kỹ sư tổng), expert (chuyên gia).

Tạm kết

Viết tới đây thì dường như mình đã nhận ra một điều gì đó. Một điều mà chắc nhiều gamer có tuổi cũng nhận ra và bắt đầu từ bỏ con đường game chuyên nghiệp. Đó là dường như game chỉ là thế giới ảo, và tất cả yếu tốt trong đó đều là vay mượn từ thế giới thực. Mình đang viết về chiều ngược lại là từ game có thể áp dụng qua thế giới thực bằng "gamification". Nhưng cái đó cũng là game vay mượn từ thế giới thực chứ không phải là áp dụng người lại thế giới thực. Vì những công ty & cộng đồng chuyên môn đã áp dụng cơ chế trên từ lâu lắm rồi. Còn game mới ra đời 30 năm trở lại đây, mới bắt đầu vay mượn những cơ chế đó (kinh nghiệm, level, danh hiệu) để làm một thế giới ảo "giống thực" để cuốn hút người chơi.

Thật sự đây là một cái kết bất ngờ với cả mình. Mình vốn nghĩ game có giá trị, có sáng tạo mà có thể áp dụng ngược lại đối với cuộc sống. Nhưng có lẽ mình đã nhầm.

Tuy nhiên không thể nói game có hại mà ngừng chơi. Game trong mình cũng ẩn chứa nhiều sự sáng tạo mà bạn không thể tìm thấy trong cuộc sống, sách báo, phim ảnh hay những loại hình giải trí khác. Mang đến cho nó một giá trị riêng biệt trong mảng giải trí của con người.

Game là một loại hình giải trí mà nó sẽ giúp ích cho ta nếu ta sử dụng đúng cách, đặc biệt là khi có bạn bè chơi cùng. Nhưng giải trí thì cũng nên có chừng mực, "vui thôi chứ đừng vui quá".

Có lẽ, trong tương lai mình nên viết một bài vì sao con người gần giải trí và giải trí như thế nào là đủ. Con bây giờ thì xin chào.

---V---

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cuốn sách đầu tay của mỗi người

The Anthem of the Heart - Bài thánh ca từ Trái tim - 心が叫びたがってるんだ。

Hành trình đến Đà Lạt cùng Tink3 extd